Kiểm toán và tư vấn tại Bắc Giang

Kiểm toán và tư vấn tại Bắc Giang

Công ty Kiểm toán và Tư vấn Kreston (VN) có kinh nghiệm kiểm toán và tư vấn thuế nhiều năm tại Bắc Giang. Các dịch vụ của chúng tôi phủ khắp các khu công nghiệp tại Bắc Giang như:

  • Khu công nghiệp Đình Trám
  • Khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng
  • Khu công nghiệp Quang Châu
  • Khu công nghiệp Vân Trung
  • Khu công nghiệp Việt Hàn
  • Cụm công nghiệp cơ khí ô tô Đồng Vàng

Với các dịch vụ thế mạnh như kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và Chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), dịch vụ soát xét thuế, dịch vụ chuyển giá, dịch vụ thẩm định giá.. Công ty Kiểm toán và Tư vấn Kreston (VN) hy vọng sẽ góp phần vào sự thành công của các doanh nghiệp tại Bắc Giang nói riêng và nền kinh tế Bắc Giang nói chung.
 
Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi để được trợ giúp về các vấn đề liên quan đến kiểm toán và tư vấn.
 Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Về quy hoạch kinh tế trước đây Bắc Giang nằm trong vùng trung du và miền núi phía bắc, từ năm 2012 là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Bắc Giang giáp với nhiều tỉnh thành, phía bắc giáp Lạng Sơn, phía đông giáp Quảng Ninh, phía tây giáp Thái Nguyên và Hà Nội, phía nam giáp Bắc Ninh và Hải Dương. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Giang, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km.

Vị trí địa lý của Bắc Giang

Bắc Giang nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh.

Tỉnh có đặc điểm địa hình của cả miền núi lẫn trung du. Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi là chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai còn tốt, đặc biệt ở khu vực còn rừng tự nhiên. Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như vải thiều, cam, chanh, na, hồng, đậu tương, chè…; chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản. Đặc điểm này thể hiện chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế, chiếm 72% diện tích toàn tỉnh.

Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tuỳ theo từng khu vực. Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác. Vùng trung du thể hiện chủ yếu ở các huyện Tân Yên, Hiệp Hoà, Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang và thị xã Bắc Giang, chiếm 28% diện tích toàn tỉnh.

Khí hậu của Bắc Giang

Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt, mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, thịnh hành gió đông nam, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thịnh hành gió đông bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22 – 23°C, độ ẩm dao động từ 73 – 75% vào mùa đông và từ 85 – 87% vào mùa hè. Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống. Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 – 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.

Những lĩnh vực kinh tế lợi thế của Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh miền núi nhưng có cả vùng trung du, đồng bằng xen kẽ. Lợi thế kinh tế của tỉnh là nông, lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Nông, lâm nghiệp đang có sự chuyển dịch cơ cấu một cách tích cực. Tiến bộ khoa học kỹ thuật không ngừng được ứng dụng, nhất là việc đưa giống mới, phương pháp canh tác mới. Tốc độ tăng tỷ trọng nông sản hàng hoá mỗi năm đều tăng. Những cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được phát triển, mở rộng ngày một nhanh hơn. Chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp cùng với nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục có những bước phát triển rất khả quan. Dịch vụ nông nghiệp không ngừng phát triển đến tận các thôn bản, xóm làng vùng cao, hẻo lánh. Thương mại dịch vụ phát triển nhanh trong nền kinh tế thị trường, nhiều chợ nông thôn đã được khôi phục, mở rộng hoặc nhanh chóng hình thành. Các thị trấn, thị tứ ngày càng sầm uất thêm.

Công nghiệp là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng của tỉnh. Khu công nghiệp Đình Trám rộng hơn 100 ha đã được các nhà đầu tư vào gần kín, ngoài ra còn gần 10 cụm công nghiệp tại các huyện, thị xã đã và đang đi vào hoạt động hoặc đang thiết kế quy hoạch hoàn chỉnh. Từ khi tỉnh có văn bản khuyến khích ưu đãi đầu tư trên địa bàn, sau một năm đã có 114 nhà đầu tư đăng ký với tổng số vốn hơn 1.187 tỷ đồng, trong đó 57 dự án đầu tư đã được chấp thuận. Các làng nghề truyền thống ngày càng được khôi phục và phát triển như: mây tre đan Tăng Tiến, tơ tằm Song Mai, bún Đa Mai, rượu làng Vân, mì Chũ, bánh đa Kế…

Đặc sản của Bắc Giang

Rượu làng Vân 

Cái tên làng Vân đã trở thành thương hiệu Làng Vân nổi danh thiên hạ, nơi có thứ rượu đặc biệt không chỉ dân ta ưa xài mà các ông Tây cũng rất khoái.

Rượu Làng Vân là một thứ đặc sản không thể thiếu vào các dịp lễ hội, Tết hay làm quà biếu. Rượu được nấu bằng gạo nếp thơm ngon trồng trên cánh đồng làng Vân Xá, xã Vân Hà huyện Việt Yên, cộng thêm men gia truyền bằng các vị thuốc bắc quý hiếm và nghệ thuật nấu rượu tài tình của người làng Vân. Cha truyền con nối, rượu làng Vân nhãn hiệu ‘ông tiên’ nổi tiếng khắp mọi miền đất nước và cả ở nước ngoài. Từ hàng chục thế kỷ qua hương vị đặc biệt của rượu làng Vân luôn được nhiều du khác chọn mua về làm quà khi lên một vùng Kinh Bắc.

Vải thiều Lục Ngạn

Được thiên nhiên ưu đãi, vườn đồi Lục Ngạn có thế mạnh về cây an quả và là nơi tập trung trồng vải thiều lớn nhất cả nước. Đất đá son ở đây rất phù hợp với vải thiều nên cây được nuôi dưỡng tươi tốt, lá xanh thẫm, tán cây tròn như những mâm xôi. Đặc biệt, những chùm quả vải chín đỏ mọng, vỏ mỏng căng, hạt rất nhỏ, cùi đầy ngọt lịm, có vị thơm mát, từ lâu trở thành sản vật của quê hương Kinh Bắc, không chỉ nổi tiếng khắp mọi miền quê hương đất nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài.

Cam sành Bố Hạ

Cam Bố Hạ, giống cam số 1 của đất nước, đã từng nổi tiếng khắp vùng tại các kỳ thi đấu xảo quốc gia được tổ chức ở cố đô Huế, đã từng một thời là niềm tự hào của người dân xứ Bắc.Đây là loại cam thường chín rộ vào dịp Tết Nguyên Đán: quả màu vàng nâu tươi, hình cầu dẹt, tròn trịa, đẹp mắt, cùi dày, da hơi sần. Tuỳ theo sự chăm bón và mức độ lâu năm của cây mà hàng năm, một cây cam có thể cho từ 50 đến 200 quả. Sự hấp dẫn đặc biệt của loại cam này là mùi thơm đặc trưng, vị ngọt đậm, tép to mọng nước, ruột vàng đỏ, hàm lượng dinh dưỡng rất cao.

Bánh đa Kế

Bánh đa Kế xuất phát từ làng nghề truyền thống bánh đa xã Dĩnh Kế, Bắc Giang. Điều đặc biệt, cái vị của nó vừa giòn, vừa ngọt của gạo mới và thơm thơm của nắng quê Bắc bộ. Độ nở của chiếc bánh cũng là một đặc điểm để phân biệt. Để ra lò một chiếc bánh đa Kế hoàn hảo phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp. Với bàn tay khéo léo của người dân Dĩnh Kế, kỹ năng quạt bánh thủ công bằng than hoa khiến chiếc bánh luôn luôn nở đều, đầy đặn, tròn vạnh như mặt trăng đêm rằm và không bị cháy sém. Ngoài ra kỹ thuật rắc vừng, lạc sao cho màu đen, màu vàng điểm lốm đốm đều trên bánh.Bánh đa Kế luôn luôn tạo ra được một nét riêng, không thể lẫn vào đâu. Nó trở thành một thứ đặc sản đậm chất đồng quê Bắc Bộ.

Mỳ Chũ

Dù có từ lâu đời nhưng mỳ Chũ chỉ thực sự để lại ấn tượng cho người ăn cách đây vài năm. Khi mới xuất hiện, thứ mỳ gạo này ít được biết đến, tuy nhiên theo thời gian, cùng với những ưu điểm nổi trội như cái ngọt của bột bao thai hồng, sợi mỳ dai không bị nhừ nát mà loại mỳ của thị trấn Chũ đã có tên và được biết đến trong cuộc sống đời thường của người dân quanh vùng. Không chỉ có thế, mỳ Chũ đã trở thành món quà quê đặc sản người dân nơi đây là quà biếu cho khách và người quen ngoài tỉnh.

Share this post