Các quy định về chuyển giá tại Việt Nam (áp dụng từ 2016 trở về trước)

Các quy định về chuyển giá tại Việt Nam (áp dụng từ 2016 trở về trước)

Văn bản pháp luật điều chỉnh việc xác định giá chuyển nhượng giữa các bên cho mục đích thuế tại Việt Nam đối với các năm tài chính từ 2010 trở đi là Thông tư số 66/2010/TT-BTC (“Thông tư 66”) do Bộ Tài chính ban hành ngày 22 tháng 04 năm 2010.

Cập nhật:

Ngày 24/2/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2017/NĐ-CP (Nghị định 20) quy định về quản lý thuế đối với giao dịch liên kết. Vì vậy, các quy định về chuyển giá từ năm 2017 trở đi áp dụng theo quy định của Nghị định 20. 

Quý vị vui lòng xem các hướng dẫn mới nhất về Chuyển giá tại Chuyên trang Giao dịch liên kết và Chuyển giá tại Việt Nam của chúng tôi theo địa chỉ website:

https://giaodichlienket.vn

Nội dung của Thông tư 66 hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết cho mục đích tính thuế tại Việt Nam, bao gồm cả bên liên kết là đơn vị trong nước hay nước ngoài. Các giao dịch được định nghĩa bao gồm các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ trong quá trình kinh doanh.
 
Nội dung chính của Thông tư 66 bao gồm:

  • Xác định các bên có quan hệ liên kết

Tham khảo: Xác định các bên có quan hệ liên kết trong vấn đề chuyển giá tại Việt Nam

  • Xác định giá thị trường và xác định giá chuyển giao

Tham khảo: Xác định giá thị trường và xác định giá chuyển giao trong vấn đề chuyển giá tại Việt Nam

Yêu cầu thông tin, tài liệu và chứng từ liên quan đến giá chuyển giao

Theo Thông tư 66, các cơ sở kinh doanh có giao dịch liên kết được yêu cầu chuẩn bị và lưu giữ những thông tin, tài liệu và chứng từ liên quan đến giá chuyển giao. Các thông tin, tài liệu và chứng từ có liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, và phương pháp xác định giá thị trường cần phải được lập, lưu giữ từ ngày đầu tiên diễn ra giao dịch với các bên có quan hệ liên kết, và được cập nhật bổ sung thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện giao dịch. Việc lưu trữ cũng cần phải phù hợp với quy định hiện hành của Việt Nam về lưu giữ chứng từ kế toán và các tài liệu liên quan theo quy định của Luật kế toán, thống kê và thuế.
 
Đặc biệt, việc lưu giữ chi tiết các thông tin, tài liệu và chứng từ phải bao gồm những nội dung sau:

  • Thông tin chung về cơ sở kinh doanh và các bên có quan hệ liên kết, cụ thể là (i) mối quan hệ giữa người nộp thuế với các bên liên kết (ii) chính sách giá áp dụng trong các giao dịch liên kết, (iii) mô tả mô hình tổ chức và chức năng hoạt động của người nộp thuế và bên liên kết.
  • Diễn giải giao dịch thông qua (i) lược đồ mô tả các giao dịch, (ii) mô tả đặc tính sản phẩm, (iii) thông tin và tài liệu về các điều kiện thương mại và giao dịch, (iv) thông tin và các thông tin, tài liệu và chứng từ có liên quan đến điều kiện kinh tế của thị trường khi diễn ra giao dịch liên kết có ảnh hưởng đến phương pháp xác định giá giao dịch; và
  • Phương pháp xác định giá thị trường (tức là giá theo nguyên tắc giá thị trường) như chính sách giá, thông tin và tài liệu mô tả việc lựa chọn và áp dụng chính sách giá và phương pháp tính giá trong các giao dịch liên kết. 

 
Các tài liệu này phải được lập bằng tiếng Việt Nam và cung cấp cho cơ quan thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày được yêu cầu, thời hạn này có thể kéo dài thêm 30 ngày nếu được cơ quan thuế chấp thuận. Ngoài ra, cơ sở kinh doanh cũng được yêu cầu phải nộp bản kê khai giao dịch với các bên có quan hệ liên kết kèm theo tờ khai quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp, nghĩa là trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Quý vị hãy liên hệ với các chuyên gia của Công ty Kiểm toán và Tư vấn Kreston (VN) để được trợ giúp và tư vấn cụ thể.

Share this post